Bê tông nhựa và những phân loại sản phẩm đa dạng
Bê tông nhựa không mấy xa lạ với mọi người, chúng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các lĩnh vực đời sống nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật vượt trội. Bạn biết gì về sản phẩm ưu việt này? Bài viết hôm nay, mời bạn hãy cùng Tín Đức đi tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây!
Tìm hiểu về bê tông nhựa
Bê tông nhựa là một loại hỗn hợp được cấu thành từ các yếu tố chủ yếu như đá, cát, bột khoáng và nhựa đường. Người ta trộn chúng theo một tỷ lệ nhất định để tạo nên những thành phẩm có cường độ và tính chất khác nhau.
Sản phẩm vì đặc tính gắn kết tốt, khả năng chịu tải trọng mạnh cùng tuổi thọ cao nên có tính ứng dụng phong phú. Nhiều công trình giao thông, cầu đường trên thế giới hiện nay đang sử dụng loại hỗn hợp chất liệu này.
Trọng lượng riêng của bê tông nhựa trung bình thường rơi vào khoảng 2.350 kg/m3 - 2.500 kg/m3. So với trọng lượng loại bê tông siêu nhẹ thì loại bê tông này nặng hơn gấp 4 lần.
Bê tông nhựa được phân thành mấy loại?
Thị trường bê tông nhựa rất đa dạng về chủng loại, bởi cách phân loại được chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Cụ thể, dưới đây là những cách chia phổ biến nhất:
Phân loại bê tông nhựa theo nhiệt độ nóng chảy
Dựa trên nhiệt độ, người ta chia sản phẩm thành 3 loại như sau:
Bê tông nhựa nóng
Hỗn hợp được trộn khi mọi nguyên liệu, thành phần vẫn còn nóng, nhiệt độ khoảng 140 - 170 độ C. Thành phần chính tạo nên là nhựa đặc 40/60, 60/70 hoặc 70/100, 100/150 với hàm lượng từ 4 đến 75%.
Hiện, bê tông nhựa nóng được chia thành 5 loại nhỏ khác bao gồm: Bê tông nhựa nóng hạt mịn, hạt trung, hạt thô hay bê tông nhựa nóng Polime, bê tông nhựa nóng hạt cát.
Bê tông nhựa nóng bóng đẹp, có khả năng chịu tải trọng cao, lực nén, lực va đập rất tốt, chống mài mòn hiệu quả. Tuy nhiên vì bề mặt nhẵn mịn, màu sẫm nên sản phẩm hạn chế về tầm nhìn, dễ trơn trượt khi trời mưa, ẩm.
Bê tông nhựa nguội
Bê tông nguội được trộn khi các nguyên liệu chỉ còn ở nhiệt độ khoảng 110 - 120 độ C so với bên ngoài. Thành phần nhựa lỏng có tốc độ đông trung bình hoặc chậm là chính. Sau khi đổ tầm 20 - 40 ngày, hỗn hợp mới đạt được cường độ hoàn hảo.
Hiện, loại bê tông này đang được chia thành 2 loại chủ yếu là bê tông nhựa nguội thông thường và bê tông nhựa Carboncor Asphalt dùng trong rải nhựa đường Asphalt.
Sản phẩm thường được ứng dụng vào các quy trình làm đường nhựa như rải trên các lớp mặt đường đã qua sử dụng hoặc vá ổ gà. Nguyên do là vì sản phẩm sở hữu tính bám dính cao theo đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng.
Bê tông nhựa ấm
Bê tông nhựa ấm là hỗn hợp được thi công khi các thành phần ở nhiệt độ trung bình 100 - 130 độ C. Nguyên liệu chính được sử dụng trong hỗn hợp là nhựa đặc 200/ 300 hoặc 150/ 200, tốc độ đông đặc trung bình. Thời gian tưới nhựa dính bám phải sau 15 - 20 ngày đổ mới đạt đến cường độ như mong muốn.
Phân loại theo mức độ rỗng dư
Các phân loại của bê tông nhựa cũng bị ảnh hưởng bởi một phần độ rỗng còn dư trên trong hỗn hợp. Vì thế dựa theo tiêu chí này, chúng ta cũng có 3 loại cụ thể như sau:
- Bê tông nhựa chặt: Độ rỗng dư từ 3 - 6% thể tích, thành phần chủ yếu có bột khoáng.
- Bê tông nhựa rỗng: Độ rỗng dư tầm 6 - 10% thể tích, thông thường nó được sử dụng làm lớp mặt dưới để trải đường 2 lớp.
- Bê tông nhựa thoát nước: Độ rỗng dư khoảng 20 - 25% thể tích, được ứng dụng trong quá trình trải các mặt đường có yêu cầu cao về độ thoát nước.
Phân loại theo đặc tính cấp phối
Theo đặc tính cấp phối hỗn hợp, sản phẩm được phân thành các loại bên dưới:
- Bê tông nhựa cấp phối chặt: Sử dụng các hạt nhựa có kích thước thô, mịn và trung gian đồng đều. Việc đầm nén thống nhất và có độ liên kết tốt, độ rỗng dư nhỏ chỉ từ 3 - 6%.
- Bê tông nhựa cấp phối hở: Vật liệu nhựa đặc hạt mịn chiếm tỷ lệ nhỏ, còn lại là hạt thô và hạt trung gian. Độ rỗng dư lớn nhất trong tất cả 3 loại, khoảng 7 - 12%.
- Bê tông nhựa cấp phối gián đoạn: Sử dụng tỷ lệ hạt nhựa thô và hạt mịn là chủ yếu, hạt trung gian ít. Các hạt thô chèn tạo liên kết tốt, vì vậy độ rỗng dư của loại hỗn hợp bê tông này không quá lớn.
Phân loại theo chức năng
Ngoài ra theo từng chức năng ứng dụng mà bê tông nhựa cũng được phân chia thành nhiều loại này:
- Bê tông nhựa nhám: Khả năng ma sát chống trơn trượt cao, thường được dùng trong lớp phủ mặt đường.
- Bê tông nhựa mặt đường: Sản phẩm dùng làm các lớp mặt trên hoặc mặt dưới của công trình đường sá.
- Bê tông nhựa dùng làm lớp móng: Loại này thường có giá thành thấp hơn và được dùng làm lớp móng để tiết kiệm tối đa chi phí.
- Loại bê tông nhựa cát: Sử dụng chủ yếu nguyên liệu từ cát nghiền mịn, cát tự nhiên hoặc cát pha trộn. Vì vậy, chúng thường được sử dụng làm các lớp mặt đường tại nơi có lưu lượng đi lại ít, xe tải trọng nhỏ đi qua.
Ngoài ra, đôi khi bạn còn sẽ thấy một số phân loại bê tông nhựa khác tùy theo tiêu chí phân chia khác nhau. Chẳng hạn như: bê tông nhựa Asphalt (theo vật liệu cấu thành), bê tông nhựa C19, bê tông nhựa C12 5 (dựa theo ký hiệu, độ nhám nhẵn, độ rỗng dư),...
Trên đây là những thông tin cơ bản về bê tông nhựa và những phân loại đa dạng của nó. Hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích, nếu có nhu cầu mua bê tông nhựa nguội tại TPHCM hãy liên hệ với Tín Đức để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, tận tình nhé!
22-04-2024 / 138 lượt xem