• Trang chủ
  • Tin tức
  • Các loại mặt sân tennis phổ biến nhất hiện nay, hướng dẫn thi công sân tennis

Các loại mặt sân tennis phổ biến nhất hiện nay, hướng dẫn thi công sân tennis

Tennis từ lâu đã trở thành bộ môn thể theo được nhiều người lựa chọn bởi các lợi ích tuyệt vời mà chúng đem lại. Để đáp ứng nhu cầu này, hiện nay có vô số các loại sân tennis được thi công. Nếu vẫn chưa biết nhiều thông tin về các mô hình sân, bạn có thể theo dõi ngay bài viết được chúng tôi tổng hợp sau đây.

Giới thiệu bộ môn tennis

Tennis là bộ môn được khởi xướng từ Pháp vào những năm của thế kỷ 12 và lan rộng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chúng còn được gọi với cái tên khác là quần vợt. Hiện nay, bộ môn này ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Người tham gia có thể thi đấu 1 với 1 hoặc đôi với đôi.

Tùy vào từng ván đấu, bạn có thể lựa chọn đa dạng các loại sân. Trong đó phải kể đến sân cỏ, sân cứng, sân đất nện và sân thảm. 

Top 5 sân tennis được ưa chuộng năm 2024

Hiện nay có rất nhiều các loại sân tennis được xây dựng để phục vụ nhu cầu của tay vợt. Có 5 mô hình sân tennis mà bạn nhất định không thể bỏ qua đó là:

Sân cỏ

Vào những năm về trước, sân cỏ là loại sân tennis sử dụng rộng rãi nhất. Chúng được xuất hiện tại giải Grand Slam danh giá. Tuy nhiên, do chi phí bảo trì cao để giữ bề mặt sân luôn ở trạng thái tốt nhất, sân cỏ ngày nay đã ít được các sân quần vợt tư nhân lựa chọn.

Sân cỏ rất thích hợp với các tay vợt có tài năng cắt bóng và lên lưới. Bạn có thể lựa chọn nếu có các kỹ năng này.

Sân đất nện

Sân đất nện được xếp vào nhóm sân mềm. Chất liệu sử dụng để làm sân là đá phiến, đá hay gạch nghiền nát. Khi chơi tennis tại đây, tốc độ bóng sẽ giảm và tăng độ nảy. Sân đất nện thích hợp với những người chơi hay sử dụng chiến thuật đứng ở cuối sân. Tuy nhiên, loại sân này sẽ không đem lại lợi thế nếu thực hiện các cú giao bóng. 

Sân cứng

Sân cứng (hard courts) được ưa chuộng trên toàn thế giới, điển hình nhất là Hoa Kỳ. Loại sân này được xây dựng từ nhựa đường kết hợp cùng bê tông. Sau đó, phủ 1 lớp sơn màu acrylic 100% lên trên bề mặt.

Có 2 kiểu sân cứng thường gặp đó là sân cứng Acrylic và sân cứng tổng hợp. Điểm khác biệt cơ bản của chúng đó là độ nảy, độ dài pha bóng. Sân cứng là lựa chọn hàng đầu với các tay vợt yêu thích lối chơi cắt bóng, lên lưới và thực hiện những cú xoay mạo hiểm. 

Lưu ý, chơi tennis trên bề mặt sân rất dễ gây chấn thương bởi độ đàn hồi thấp. Người chơi có thể gặp những vấn đề liên quan đến gót chân, lưng hay đầu gối. Vì thế, bạn phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ trước khi tham gia.

Chi phí thi công sân tennis cứng không quá cao nhưng chủ đầu tư phải chi một khoản tiền không nhỏ để bảo dưỡng.

Sân cỏ nhân tạo

Sân cỏ nhân tạo được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Kiểu dáng mô phỏng chân thật bề mặt sân cỏ. Loại sân này có nhiều điểm tương đồng với sân cỏ thông thường. 

Mô hình nhân tạo trên đang ngày càng được ưa chuộng do tính linh hoạt, có thể lặp đặt ở nhiều vị trí. Đặc biệt, sân cỏ nhân tạo không yêu cầu các công đoạn bảo trì phức tạp như tưới nước, cắt, chăm sóc. Do đó, chủ đầu tư có thể tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng.

Bề mặt sân cỏ nhân tạo có thể tăng khi nhiệt độ ngoài trời cao. Do đó, bạn không nên lựa chọn mô hình này vào những ngày nắng gắt.

Sân thảm

Vải dệt dạng cuộn là nguyên liệu chính để thi công sân thảm. Loại sân này rất thích hợp với những tay chơi mới tham gia quần vợt. Khi chơi trên sân, đường bóng sẽ có tính nhất quán, tốc độ vừa phải, độ nảy bóng thấp.

Sân thảm hiện nay đã không được sử dụng trong các giải thi đấu chuyên nghiệp. Bởi chúng không đảm bảo an toàn cho người chơi về tốc độ và độ nảy bóng. Ngoài ra, độ trơn cao cũng chúng là nhược điểm của sân thảm. 

Hướng dẫn thi công các loại sân tennis

Nếu bạn đang quan tâm đến quy trình thi công sân tennis đạt tiêu chuẩn, hãy cùng tham khảo ngay 6 bước sau:

Bước 1: Thi công mặt nền

Thi công nền sân tennis gồm các quy trình dưới đây:

  • Lu nền: Sân cần đảm bảo sạch sẽ trước khi thi công. Quá trình lu được thực hiện trên từng lớp với độ dày 20 cm. Độ dốc đảm bảo theo tiêu chuẩn từ 0,3 đến 0,5% để thoát nước tốt nhất.

  • Xác định vị trí: Cần xác định vị trí cụ thể của sân tennis để thi công.

  • Thi công hạ tầng: Xây dựng móng trụ đèn, hàng rào và hệ thống thoát nước.

  • Rải đá: Sử dụng đá mạt rải lên bề mặt sân và lu để nén chặt mặt nền.

Bước 2: Xử lý bề mặt nền 

Đây được xem là công đoạn quan trọng giúp đảm bảo độ bám dính trong quá trình sơn phủ:

  • Soi bề mặt, xử lý các lỗ hổng, vết nứt và một số khuyết điểm khác.

  • Ưu tiên sử dụng hỗn hợp nhựa kết hợp với xi măng để che lấp.

  • Cần đảm bảo rằng bề mặt đã được phủ kín, không còn bất kỳ lỗ hổng nào. Nếu không khắc phục kịp thời, quá trình thi công sơn sẽ giảm chất lượng.

Bước 3: Sơn lót

Khi thi công bất kể loại sân thể thao nào, lớp lót cũng đóng vai trò quan trọng. Chúng có tác dụng hỗ trợ giữ lớp sơn bề mặt với lớp sơn chống thấm trong thời gian dài.

Bước 4: Sơn lớp đệm cho toàn mặt sân

Sau bước sơn lót, bạn phải tiến hành sơn lớp đệm trên toàn bộ bề mặt sân. Tùy vào từng sân, chất liệu Acrylic trong sơn cùng các thành phần phụ gia khác có thể thay đổi. Lớp Acrylic sẽ tiếp xúc trực tiếp với tay vợt để hấp thụ vận động và tăng ma sát.

Bước 6: Vẽ vạch kẻ đường line

Vạch kẻ đường line có tác dụng phân chia phạm vi thi đấu. Vì thế, công việc này đòi hỏi độ chính xác và sắc nét cao. Thông thường, vạch line sẽ có màu trắng để dễ nhận diện. Quy trình các bước gồm có:

  • Đo đạc lấy các điểm cố định.

  • Dán băng dính, đánh dấu vị trí sơn.

  • Sơn đường vạch kẻ trắng.

Kết luận

Toàn bộ bài viết phía trên chúng tôi đã liệt kê các loại sân tennis phổ biến và cách thi công. Các tay vợt có thể tham khảo và lựa chọn cho bản thân loại sân chân ái nhất. Truy cập thường xuyên vào website để không bỏ lỡ nhiều kiến thức, thông tin mới nhất nhé.

31-07-2024 / 83 lượt xem